GIỚI THIỆU CÁC LOẠI NỀN MÓNG CƠ BẢN CỦA ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI

15/04/2022 09:08

Hiện nay việc sử dụng những nguồn năng lượng thay thế thân thiện với môi trường đang là yêu cầu cấp bách của các quốc gia trong nhiệm vụ giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hạn chế các nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt. Việt Nam cũng không ngoại lệ khi đã và đang sử dụng dần các nguồn năng lượng sạch nói chung đặc biệt là điện gió nói riêng. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế Giới, Việt Nam là nước có tiềm năng gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực và tiềm năng điện gió ngoài khơi vô cùng lớn khi có nguồn gió dồi dào hơn trong đất liền. Khi mà điện gió trên bờ được hiểu đơn giản là các tuabin được đặt trên đất liền để tạo ra gió với nền móng phụ thuộc vào nền đất đá tại đó. Ngược lại các tuabin điện gió ngoài khơi được đặt trên biển, nơi có các vùng nước có lượng gió dồi dào. Nhờ lượng gió biển có tốc độ lớn và ổn định nên các tuabin cũng tạo ra nhiều năng lượng hơn và kích thước cũng to lớn hơn so với tuabin gió đất liền. Và làm thế nào để mà các tuabin điện gió có thể đứng vững và hoạt động ngoài khơi chúng ta hãy cùng tìm hiểu những loại nền móng cơ bản của điện gió ngoài khơi sau đây:

  1. Gravity-based Foundations: Nền móng dựa trên trọng lực

Đây là loại nền móng phù hợp cho các tuabin điện gió ở độ sâu đến 30m trên biển, đây là phương pháp thường được áp dụng cho các các giàn khoan dầu ngoài khơi. Loại nền móng này dùng sỏi, cát hoặc đá để dằn và thiết kệ tự dùng trọng lực để nâng tuabin gió trên mặt nước. Chi phí lắp đặt thường rẻ hơn và có thể không cần dùng cần cẩu để lắp đặt.

  1. Monopile Foundations: Nền móng Monopile

Móng đơn bằng thép thường dùng cho các dự án điện gió ở vùng nước nông (Dưới 35m). Cấu trúc nền móng monopile bằng thép có thể lắp đặt nhanh chóng nhờ thiết kế đơn giản khi mà trụ được đỡ trực tiếp bởi ống đơn hoặc qua một thiết bị ghép nối. Các cọc sau đó tiếp tục cắm xuống nền đất nơi đặt các trụ điện gió.

  1. Tripod Foundations: Nền móng ba chân

Cấu trúc của nền móng ba chân bằng ống thép hình trụ được dùng cho vùng biển có độ sâu đến 60m. Gồm phần ống trục chính được kết nối với ba chân với thân ống trên và ba ống giằng với thân ống dưới. Ngoài việc cung cấp độ ổn định cho tuabin gió đây còn là lựa chọn kinh tế nhất cho các công trình có độ cao 45 mét trở lên.

  1. Jacket Foundations: Nền móng Jacket

Được sử dụng ở độ sâu 60 mét, nền móng dạng Jacket có cấu trúc giàn lưới như các giàn khoan dầu ngoài khơi với bốn chân hình ống được kết nối bằng các thanh chồng chéo lên nhau. Khá tương đồng với nền móng ba chân nhưng thay vì ba Jacket Foundations dùng bốn cọc nhằm ổn định cấu trúc hơn và có khả năng thích ứng với các điều kiện địa lý, thiên nhiên đa dạng hơn tại nơi lắp đặt tuabin điện gió.

  1. Floating Foundations: Nền móng nổi

Công nghệ nổi đã được sử dụng và áp dụng thành công ở nhiều lĩnh vực trước khi áp dụng vào điện gió ngoài khơi. Kết cấu của nền móng nổi bao gồm một bệ nổi và một hệ thống neo của bệ. Nền móng này có một phần chuyển tiếp để có thể đặt trụ điện gió phía trên nó. Bệ nổi của Floating Foundations có các kiểu như: Spar, bán chìm và bệ chân căng.

Tin tức liên quan